Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013


Vào thời điểm này, Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long xuyên đang đón mùa nước nổi. Mùa nước nổi đến hẹn lại lên, nó đã đi sâu vào kí ức của biết bao thế hệ người con ở mảnh đất này về tháng 7 trắng đồng bạc nước.

mùa lũ


Mùa nước nổi thường khiến cho cư dân vùng ngập nước long đong, vất vả nhưng nơi đây lại được bù đắp như một sự tạ lỗi của thiên nhiên vì thế mùa nước nổi đã đem đến cho con người bao sản  vật, ....
cho đất đai thêm phù sa màu mỡ. Vào mùa này nơi đây hầu như không thấy đất chỉ thấy trời, mây, nước, gió trước cửa nhà bốn bề là nước, rải rác khắp nơi nông dân bơi xuồng như trẩy hội chỗ thì cất vó, chỗ thì đặt lờ,lợp, giăng lưới, thả câu tha hồ bắt cá đồng về theo con nước. 

Đầu mùa nước khi những con đê sâm sấp nước là lúc người ta đi bắt chuột rơm rả, chuột lớn chuột nhỏ nghe động chạy rối rít về phía trước vô tình chui tọt vào các chiếc lồng đặt sẵn không bao lâu họ đã có mớ chuột như ý rồi thì bao nhiêu là món ngon chế biến từ chuột lần lượt ra đời. Có món trở thành đặc sản ngon tuyệt trên thực đơn của các nhà hàng sang trọng. Không riêng gì chuột mà cá, ếch, rắn, rùa trong mùa nước này cũng đều trở thành món ăn khó quên cho những ai yêu mến mảnh đất phương nam vốn chỉ hình thành hơn 300 có lẻ. 


Thiên nhiên cũng ban tặng cho mùa nước nổi món quà phù sa bồi đắp cho ruộng đồng thêm màu mỡ, trù phú và những nét văn hóa thật đẹp, thật riêng của mùa nước nổi cứ thế trôi theo con nước chảy đi muôn nơi và thấm đẫm  vào lòng người.


bông súng mùa nước lũ


Có lẽ vậy mà cảnh sắc thiên nhiên như bừng lên một màu tươi sáng kì diệu những nhánh cây bắt đầu đâm chòi mới để rồi tỏa sắc một màu vàng rực rỡ với tên gọi “ bông điên điển “.


hái bông điên điển



Rồi từ dưới tận đáy bùn bông súng vươn lên muôn ngàn đóa trắng tím đua nở giữa mặt nước mênh mông. Loài bông súng  đồng Tháp Mười tuy không hương sắc nhưng màu trắng cũng làm dịu mát ánh nắng trưa hè.
Cứ mỗi độ vào tháng 7 âm lịch từ vùng thượng nguồn sông Mê Kông những con cá linh nhỏ li ti như bọt nước xuôi theo dòng nước trĩu nặng phù sa vào các con sông. Khi nước đã nổi tràn bờ thì những con sông trốn vào các ruộng đồng để tránh gió lúc này  thì cá linh cỡ ngón tay út đến khoảng tháng 8 âm lịch thì cá lớn cỡ ngón tay cái, cá theo dòng nước ra các kênh gạch, sông lớn cá nổi xanh mặt nước dù trời lạnh buốt nhưng người dân chày vẫn ra bến sông chày cá cứ như thế chày này vừa kéo lên chày kia lại buông xuống mùa cá rộ gỡ cá đến mỏi tay.

cá tâm tít

 Đúng là thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho bà con vùng lũ một món quà vô tận mà ít nơi nào có được. Ngày trước cá linh nhiều vô kể gặp lúc trúng mùa cá đong bằng dạ. Cá bắt được không ăn hết bà con ta ủ nước mắm hoặc làm mắm dự trữ dành cho mùa khô hạn. Nước mắm cá linh rất thơm ngon và phổ biết. Hiện nay, một số cư dân vùng đồng bằng sông  Cửu Long vẫn còn ủ cá linh làm nước mắm truyền thống dùng cho quanh năm.

điên điển nấu canh

Mùa nước nổi cá linh cũng bắt đầu cuộc phiêu du vạn dặm “ tháng bẩy nước nhảy khỏi bờ “ thức ăn đầy đủ cá lớn nhanh như thổi đến khi trời chuyển sang thu tiết trời se se lạnh điên điển nở vàng đồng. Lúc này, cá trưởng thành bụng cá đầy mỡ và lấp lánh ánh bạc mọi người tha hồ đánh bắt, cá cỡ này ngon và béo ngại, dù nhà giàu hay nghèo cũng đều tận hưởng món ăn dân dã chế biến từ con cá linh.



cá linh kho tiêu

Những món ăn làm từ cá linh hết sức phong phú và món nào cũng mang đậm  hương vị miền Tây. Dân quê có muôn vàng kiểu chế biến cá linh từ kiểu kho có rất nhiều cách kho tiêu, kho quẹt, kho me, kho lạc. Rồi đến cá linh nấu canh chua bông súng, bông điên điển món nào cũng đơn giản nhưng kết hợp nguyên liệu độc đáo mang đến hương vị thịt cá linh với vị ngọt, béo thơm ngon khó cưỡng. Món cá linh kho ăn kèm với các loại rau đồng nhất là bông súng, bông điên điển hay là rau muống thì hết sẩy, đúng điệu. Tất cả nhưng hương vị thơm ngon ngọt, béo, chua, cay, chát quyện lẫn vào nhau tạo nên một món ăn rất đặc trưng không thể lẫn vào đâu được mà chỉ có duy nhất tại vùng sông nước miền Tây mà thôi. “ Ăn mắm thấm về lâu “ con cá linh cũng góp phần làm phong phú thêm các chủng loại mắm ở miền Tây và vẫn khó phai lạc trong khẩu vị của người Việt. Mắm cá linh là một loại mắm đặc biết quen thuộc và yêu thích của người dân nơi đây.




Miền Nam là đất của đồng ruộng sông gạch nên món ăn về cá không bao giờ kể hết. Mỗi loại cá đều có cách chết biết riêng. Tuy nhiên muốn thưởng thức đầy đủ hương đất vị đồng thì phải có được mớ cá tươi sống nhảy soi sói trong rỗ, mớ  rau đồng đúng mùa mơn mởn mới làm được món ăn ngon đúng điệu, đúng chất miền Tây. Muốn vậy bạn chỉ còn cách là phải đến thưởng thức tại vùng đất này thôi.   Và hơn hết bức tranh mùa nước nổi quen thuộc của người phương Nam sẽ khiến du khách thập phương say đắm.
Một chuyến du lịch mùa nước nổi thực thụ là được cùng với người dân giữa đồng nước để được tìm hiểu cuộc sống mùa nước nổi để cùng họ chuẩn bị bữa cơm với những đặc sản mùa nước giản đơn mà đầy ấp hương vị đầm ấm.

sen mùa nước nổi

Cuộc sống nơi đây vẫn còn nhiều thiếu thốn, khó khăn nhưng tấm lòng người dân thật thà, chân chất và phóng khoáng, chan hòa như dòng nước Mê Kông sẽ để lại  một kỷ niệm khó phai mờ trong lòng khách đến.

Sưu tầm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét